Phương tiện giao thông công cộng đối với người khuyết tật như thế nào?

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
Phương tiện giao thông công cộng là các phương tiện giao thông hoạt động theo lịch trình, thực hiện nhiệm vụ chuyên chở người theo lộ trình nhất định với số lượng người sử dụng dịch vụ giao thông công cộng không giới hạn trong nhiều chuyến (vẫn giới hạn trong một chuyến).
Đối với một xã hội phát triển, phương tiện giao thông công cộng vô cùng quan trọng vì đảm bảo nhu cầu đi lại của các cá nhân trong xã hội, đồng thời làm giảm hiệu ứng nhà kính, tốt cho môi trường.
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG VÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, người khuyết tật thuộc nhóm được ưu tiên. Theo Khoản 1 Điều 42 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013, các ưu tiên dành cho người khuyết tật khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng như sau:
– Có chỗ ngồi ưu tiên: Phương tiện giao thông công cộng phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật; có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật. Chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật phải là chỗ ngồi ở vị trí dễ tiếp cận nhất, ngay gần cửa ra vào để đáp ứng khả năng tiếp cận ghế ngồi của người khuyết tật (đối tượng khó có khả năng di chuyển, khả năng di chuyển kém). Các thiết bị hỗ trợ có thể được người khuyết tật mang theo như xe lăn, gậy chống đều được mang lên phương tiện giao thông công cộng.
– Người khuyết tật sử dụng dịch vụ giao thông công cộng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ: Miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng cho người khuyết tật như thế nào?
TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ THAM GIA VẬN TẢI CÔNG CỘNG
Theo Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 42 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013, trách nhiệm của đơn vị tham gia vận tải công cộng bao gồm:
– Đơn vị tham gia vận tải công cộng phải đầu tư và bố trí phương tiện bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận trên các tuyến vận tải theo tỷ lệ do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ: Các đơn vị tham gia vận tải công cộng phải đầu tư và bố trí phương tiện hợp lý (số lượng phương tiện, chất lượng phương tiện) cho phù hợp với yêu cầu, nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng của cộng đồng nói chung và của người khuyết tật nói riêng, hỗ trợ khả năng tiếp cận phương tiện giao thông công cộng của người khuyết tật thông qua việc nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật của phương tiện giao thông công cộng do đơn vị vận tải công cộng sử dụng, quản lý.
– Sử dụng phương tiện giao thông công cộng đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Ngược lại, nếu sử dụng phương tiện giao thông công cộng đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, đơn vị tham gia vận tải công cộng được giảm thuế theo quy định của pháp luật về giảm thuế khi sản xuất, nhập khẩu.

Advertisements

Xem thêm: https://articlessubmissionservice.com/?p=334919&preview=true&_preview_nonce=8f22195522